Người New Zealand sẽ chạm mũi vào nhau, người Tây Tạng sẽ lè lưỡi như một cách chào đón vị khách tới nhà.
Ở Philippines, người ta tỏ lòng kính trọng người lớn tuổi bằng cách đưa tay họ lên trán, cúi gập người, nghi thức này gọi là Mano.
Ở Nhật, người ta tỏ lòng tôn trọng với người đối diện bằng cách cúi chào, tư thế và góc độ khác nhau tương ứng với độ kính trọng với từng người. Người càng lớn tuổi hoặc càng quan trọng thì bạn càng phải gập người thấp hơn.
Người Ấn Độ sử dụng nghi lễ Namaste khi chào người khác, đó là cách chắp bàn tay thẳng 90 độ so với cổ tay, các ngón tay hướng lên trên.
Tương tự như người Ấn Độ, người Thái cũng chắp tay như cầu Phật để chào hỏi, người nhỏ tuổi sẽ đi kèm một cử chỉ cúi mình khi đứng trước người lớn tuổi.
Ở châu Âu, cách chào hỏi cũng cởi mở hơn. Người Pháp dùng cách áp má để thay lời chào, hỏi thăm sức khỏe đầy thân mật.
Người Maori ở New Zealand có nghi lễ hongi thay lời chào, đó là cách bạn sẽ áp mũi và trán vào đối phương.
Không chỉ chào hỏi bằng lời nói, người Mông Cổ còn tặng nhau chiếc khăn hada như một lễ nghi không thể thiếu khi gặp mặt. Người được tặng sẽ cung kính cầm 2 tay để nhận món quà.
Người Ảrập Saudi sẽ chào người tới nhà bằng cách đặt tay lên vai họ, nói câu As-salamu alaykum, nghĩa là “Mong bạn thanh thản”, đi kèm với nghi lễ chạm mũi và trán như người New Zealand.
Người Tuvalu sẽ hít thật sâu khi áp má nhau thay cho lời chào thân mật.
Người Hy Lạp sẽ vỗ vào lưng hoặc vào vai bạn khi gặp lần đầu, đừng cảm thấy khó chịu vì đây là cách họ gửi đến bạn lời hỏi thăm thân tình.
Người Malaysia sẽ nắm vào các ngón tay của vị khách, sau đó đặt lòng bàn tay lên trái tim mình để tỏ lòng hiếu khách.
Người Tây Tạng có cách chào hỏi dễ thương nhất, họ sẽ thè lưỡi ra để chào khách. Đây là một nghi lễ truyền thống rằng, họ đang chứng tỏ mình không phải là một con quỷ dữ trong truyền thuyết.